call0909 44 33 02

Tìm Hiểu Bí Ẩn Nét Đẹp Lan Da Cấm Cung Xưa

Hé Lộ Bí Ẩn Nét Đẹp Làn Da Cấm Cung

    Bí ẩn nét đẹp làn da Cấm Cung sẽ được bật mí, nét đẹp làn da trắng hồng mịn màng mà các bậc mẫu nghi, cung phi mỹ nữ triều Nguyễn sở hữu là do một loại mỹ phẩm độc nhất vô nhị đem lại, đó chính là Phấn nụ. Vậy phấn nụ là gì? Phấn nụ mỹ phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên của triều Nguyễn rất hiệu quả trong việc chăm sóc da, dưỡng da, làm đẹp. Đặc biệt dùng phấn nụ rất an toàn, càng dùng da càng sáng mịn. Chúng ta hãy tìm hiểu về loại mỹ phẩm xuất xứ cấm cung này.

    Theo bà Bích Cẩn, nhiều người chọn hoa sứ sẵn có trong khu vực Đại Nội vì nó có mùi thơm dịu nhẹ. Bà Cẩn kể rằng, lúc đó nước hoa Pháp rất đắt tiền và khá hiếm. Chỉ có bà Từ Cung mới dùng nước hoa tắm cho thơm.

     Bí quyết làm đẹp chốn hậu cung triều Nguyễn ít được sử sách ghi lại bởi nó diễn ra bí ẩn trong bốn bức tường Đại Nội. Gần đây, khi được trò chuyện với bà Lê Thị Bích Cẩn – cháu gọi vua Khải Định bằng cậu – hiện là quyền chủ tự phủ thờ ngài Kiên Thái Vương, bà đã hé lộ Bí Ẩn Nét Đẹp Làn Da Cấm Cung nhiều chuyện cung phi làm đẹp…

Bà Bích Cẩn nói về nguồn gốc phấn nụ

     Từ nhỏ, bà Bích Cẩn đã được cho vào nội cung học chữ nghĩa. Năm 10 tuổi bà Cẩn mới ra khỏi cung. Sau này, nhiều lần theo mẹ ra vào Đại Nội nên bà biết được chuyện làm đẹp ở chốn hậu cung. Hiện đã 84 tuổi, sức khỏe yếu dần nhưng cốt cách, phong thái của bà Bích Cẩn vẫn toát lên nét thanh cao, quý phái.

     Bà kể: “Phụ trách chế tạo mỹ phẩm phấn nụ phục vụ cho các bà phi chốn hậu cung có một ban 3-5 người chia nhau các phần việc. Những người này được chọn từ các cung nữ khéo tay”.

     Thuở ấy, vẻ đẹp của Nam Phương Hoàng hậu, bà phi Ánh và bà phi Mộng Điệp được nhiều người ngợi ca. Kiểu trang điểm “chuẩn” khá thịnh hành chốn hậu cung bấy giờ là lông mày kẻ sắc, đậm; đỉnh trán vuông; mũi dọc dừa; miệng nhỏ, thoa một ít son lên bờ môi mà không dùng đường viền.

     Để có một mái tóc đẹp, các bà ở nội cung chỉ dùng bồ kết gội đầu cho tóc có màu đen nhánh và mượt mà. Một phương pháp được nhiều người ưa chuộng là lấy nùi điển điển (nút chai rượu Champagne của người Tây) đốt thành than. Sau đó lấy tăm hoặc bông chấm than, kẻ lên đầu xóa hết các vùng chân tóc thưa hoặc phủ lên vùng bị bạc. Loại than này cũng được dùng làm chì kẻ mắt vì màu thật, hợp với da.

     Do thời điểm này chưa thịnh hành mỹ phẩm phương Tây nên chốn hậu cung thường dùng loại sáp ong pha phẩm màu. Sáp ong phải chọn loại sáp ong ruồi (càng nhồi càng mềm mại), sau đó trộn với màu ưa thích như hồng, cánh sen, hổ hoàng nhồi đều. Son này được các bà dùng bôi lên môi tạo độ bóng tự nhiên, làm môi mềm, lâu phai màu.

     Trong các loại mỹ phẩm được dùng trong cung, quy trình làm phấn nụ công phu, phức tạp và tốn khá nhiều thời gian. Nguyên liệu chế biến phải chọn thạch cao loại tốt, ngâm liên tục, thay nước mỗi ngày một lần, sau đó lọc kỹ, loại bỏ tạp chất nhằm tạo độ láng mịn khi đánh lên da.

     Phấn được nặn thành hình nụ hoa hồng (nên gọi là phấn nụ). Viên phấn này được dùng thoa lên mặt và cổ. Thậm chí có bà phi còn thoa khắp cơ thể để giữ cho da mềm, trắng, mịn. Tương truyền, bà Từ Cung – mẹ vua Bảo Đại dùng phấn nụ huế trang điểm, tuy 104 tuổi nhưng làn da vẫn trắng mịn, không có vết đồi mồi.

Phấn nụ – một phương thức làm đẹp từ hoàng cung hiện vẫn được nhiều khách hàng ưa chuộng

     Lần giở những bức ảnh gia đình và họ hàng còn lưu giữ, chúng tôi nhận thấy một nét trang điểm rất riêng của nhiều người đẹp thời ấy. Đặc biệt, họ có đôi bàn tay thon dài bóng mượt, bà Cẩn chỉ vào một bức ảnh giải thích: “Ngày trước, các bà trong cung thường dùng lưỡi dao cạo mỏng và sắc để cắt móng tay. Họ dùng lá chìu (một loại cây dây leo lá nhám) để chà trên móng tạo độ bóng, sau đó ngâm nước lạnh cho sạch. Đôi tay phải được nâng niu, giữ gìn mới bóng và đẹp được”.

     Chuyện các bà hậu cung làm đẹp chẳng mấy người nhắc đến nên những bí quyết ấy dần phai theo năm tháng. Tất cả sẽ rơi vào lãng quên nếu không có một người tùng sự (cung nữ phụng mệnh làm việc) mang bí quyết làm son, phấn nụ bà Tùng phát triển thành nghề gia truyền sau ngày giải phóng. Đó là bà ngoại của bà Tùng, người sở hữu thương hiệu “Phấn nụ bà Tùng” nổi tiếng ở Cố đô Huế. Nghề này chỉ truyền cho con gái trong nhà và đã nối nghiệp đến thế hệ thứ tư. Năm 1993, bà Tùng theo chồng định cư tại Mỹ và truyền nghề lại cho cô em út là Trần Thị Ái Thu, bà Ái Thu vẫn tiếp tục sản xuất phấn nụ, đồng thời giữ lại thương hiệu bà Tùng. Từ đó, Phấn nụ Bà Tùng lại nối tiếp vang danh cho đến tận bây giờ.

     Bà Tùng sau khi cùng gia đình qua Mỹ định cư mở một gian trưng bày phấn nụ huế thu hút nhiều Việt kiều tại bang Cali. Hàng năm, bà cùng các con đều về ngôi nhà mẹ đẻ ở đường Tô Hiến Thành (TP Huế) sản xuất phấn nụ mang sang Mỹ.

     “Đó là nghề đáng quý, góp thêm một nét cho văn hóa Huế. Bậc hậu sinh cũng nhờ đó mà biết thêm chút ít về các bậc tiền nhân” – Bà Bích Cẩn nói, mắt nhìn xa xăm.

Xem thêm: phấn nụ bà tùng có tốt không l mua phấn nụ tphcm ở đâuhệ thống phấn nụ bà tùng l Mascara dưỡng dài mi l Dầu rửa mặt tẩy trang l Kem dưỡng collagen l Kem dưỡng trắng da toàn thân l kem tẩy tế bào chết