Ai trong chúng ta cũng đều biết rằng việc ngủ không đủ giấc sẽ gây tổn hại sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết mức độ tác động là bao nhiêu. Các nhà nghiên cứu sức khỏe đã tiết lộ tác hại của việc ngủ 6 tiếng mỗi ngày tương đương với 2 đêm thức trắng. Giờ thì bạn đã tưởng tượng được tác hại của việc thiếu ngủ nghiêm trọng như thế nào chưa? Chưa hết, đó chỉ là một phần nhỏ. Nếu bạn thường xuyên ngủ không đủ giấc, cơ thể còn mắc phải những nguy cơ sau đây.
TĂNG CÂN “CHÓNG MẶT”
Nhiều người thường nghĩ việc ngủ ít sẽ giúp cơ thể giảm trọng lượng. Tuy nhiên đây là nguyên nhân khiến bạn tăng cân mất kiểm soát. Nguyên nhân là do hormone cortisol sản sinh ra nhiều hơn khi bạn ngủ không đủ giấc. Bên cạnh đó, việc thức khuya làm tăng cảm giác đói và thèm ăn dẫn đến nguy cơ ăn uống vô tội vạ. Các nhà nghiên cứu tiết lộ, những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có nguy cơ tăng cần cao gấp 2 lần so với người ngủ đủ giấc.
GIẢM TRÍ NHỚ
Theo các nghiên cứu khoa học, khi bạn mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc, trí não cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Cụ thể, việc thiếu ngủ làm bạn cảm thấy mệt mỏi làm chậm quá trình nhận thức và hoạt động của não bộ. Nếu việc này kéo dài thường xuyên, bạn sẽ mất khả năng và sự tỉnh táo để giải quyết các vấn đề. Bên cạnh đó, thói quen ngủ thiếu giấc như vậy khiến bạn dễ nhớ trước quên sau, làm ảnh hưởng tới công việc hoặc sự ghi nhận kiến thức.
LÃO HÓA DA
Sau một đêm ngủ không đủ giấc, làn da là một trong những nơi lộ sự mệt mỏi rõ nhất. Cấu trúc da sẽ bị tổn hại, hình thành nếp nhăn, đồng thời xuất hiện quầng thâm mắt nếu bạn bị thiếu ngủ. Hơn thế nữa, việc mất ngủ làm mất cân bằng nội tiết tố khiến quá trình lão hóa da đến sớm hơn.
SẠM NÁM DA
Chắc hẳn bạn cũng biết, giấc ngủ có vai trò quan trọng như thế nào đến làn da. Việc thức khuya thường xuyên không chỉ khiến da lên mụn mà còn gây sạm nám da. Thực tế, trong khoảng từ 22 giờ đến 23 giờ là thời điểm làn da bước vào trạng thái phục hồi và tái tạo làn da. Vì vậy, để bảo vệ làn da tối ưu nhất, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và đi ngủ sớm. Mặt khác, thói quen đi ngủ sớm cũng thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn.
NGUY CƠ BỆNH TIM VÀ ĐỘT QUỴ
Việc thiếu ngủ thường xuyên khiến giấc ngủ bị rối loạn, khiến tim mạch bị ảnh hưởng. Ngủ không đủ giấc còn cản trở quá trình lưu thông máu dễ dẫn đến những cơn đột quỵ bất ngờ.
RỐI LOẠN TIÊU HÓA
Như đã nói, thói quen thức đêm và ngủ thiếu giấc khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể bị thay đổi. Điều này làm tổn thương đến hệ tiêu hóa. Hậu quả là bạn thường xuyên bị mệt mỏi, khó tiêu, bụng dễ đầy hơi.
TRẦM CẢM
Giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của mỗi chúng ta. Theo nhiều nghiên cứu, cứ 3 người thì có 1 người phải vật lộn để có thể chìm vào giấc ngủ. Điều này làm họ “mắc kẹt” với những suy nghĩ tiêu cực và những vướng mắc khác cứ lặp đi lặp lại trong đầu.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc phải chứng trầm cảm gấp 5 lần so với người ngủ đủ giấc. Việc ngủ không đủ giấc khiến hệ thần kinh căng thẳng, tâm trạng mệt mỏi. Đây là một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến bạn đi đến căn bệnh trầm cảm.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN GIẤC NGỦ
- Tập thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ, tốt nhất là đi ngủ trong khoảng 23 giờ đến 6 giờ sáng.
- Chọn vỏ gối chất liệu cotton mềm mại giúp cơ thể thoải mái khi nằm ngủ.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như trà, cà phê vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Tránh ngủ nhiều vào buổi trưa khiến tối dễ mất ngủ. Bạn chỉ nên ngủ khoảng 30-60 phút mỗi buổi trưa.
- Ngâm chân vào nước ấm để kích thích máu tuần hoàn, cơ thể được thư giãn thoải mái.
- Nếu bị mất ngủ, bạn có thể uống một ly sữa ấm để giấc ngủ đến dễ dàng hơn.