Ăn kiêng không còn xa lạ khi bất kỳ cô nàng nào cũng muốn có một lối sống khỏe và thân hình đẹp. Nếu những thập kỷ 90 là cơn sốt “nói không với chất béo” thì đến năm 2019, chế độ Keto lại bùng nổ mạnh mẽ. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và sự quan tâm của mọi người về lối sống lành mạnh, các nhãn hàng cho ra mắt rất nhiều thực phẩm ăn kiêng khác nhau. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm ăn kiêng nào cũng lành mạnh như bạn nghĩ.
NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM ĂN KIÊNG BẠN NÊN CẨN THẬN
Chúng ta không phải là bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận biết từng loại thức ăn có lành mạnh hay không. Dựa vào yếu tố này nhiều nhãn hàng đã sử dụng từ ngữ và hình ảnh nhằm “đánh tráo khái niệm” các thực phẩm ăn kiêng mà họ sản xuất. Người tiêu dùng thường bị những chiêu thức quảng cáo này làm cho nhầm lẫn. Nếu như bạn đang trong một chế độ ăn kiêng, dù như thế nào cũng nên hạn chế những món ăn được gắn mác “thực phẩm ăn kiêng” sau đây:
SNACK RAU CỦ
Thông thường, chúng ta sẽ mặc định “rau củ” đồng nghĩa với “lành mạnh”. Tuy nhiên với các loại bánh snack thì nên được loại trừ. Snack rau củ không được tính là một khẩu phần rau và không tốt hơn nhiều so với các loại snack bình thường. Chúng vẫn chứa nhiều calo, natri và chất béo, trong khi cung cấp rất ít giá trị dinh dưỡng.
Nếu thích ăn những loại bánh giòn, hãy thử bánh quy hạt. Bánh quy cung cấp một lượng chất xơ, protein và chất béo lành mạnh.
SỮA CHUA ĂN KIÊNG
Mặc dù chọn các loại sữa chua ăn kiêng có vẻ là một lựa chọn trông có vẻ sẽ tốt trong các chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, loại sữa chua này sẽ làm bạn nhanh đói và muốn ăn nhiều hơn. Trong sữa chua ăn kiêng có chứa đường, kem, chất làm đặc và hương vị nhân tạo với liều lượng thấp. Các thành phần này không khác gì mấy với sữa chua bình thường. Lựa chọn sữa chua không đường kết hợp các các loại trái cây hoặc salad sẽ tốt hơn cho bạn.
SINH TỐ ĐÓNG CHAI
Khi chúng ta không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho các bữa ăn theo chế độ, sinh tố là lựa chọn hàng đầu. Sẽ không có gì đáng nói nếu bạn không lựa chọn những mặt hàng nước sinh tố đóng chai bày bán trong cửa hàng. Các loại này thường có hàm lượng đường cao và chứa một loạt chất ổn định và chất làm đặc. Tốt nhất là bạn nên tự chuẩn bị nước sinh tố cho mình vì chỉ có như vậy bạn mới biết mình sẽ uống những gì.
BÁNH MÌ KHÔNG CHỨA GLUTEN
Đối với những người mắc chứng rối loạn miễn dịch thì những món ăn không chứa gluten là điều bắt buộc. Các loại thực phẩm không chứa gluten cũng được khuyến nghị trong nhiều chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, đối với bánh mì không chứa gluten sẽ là một dấu chấm hỏi lớn. Tương tự như sữa chua ăn kiêng, để có cùng hương vị và kết cấu như bánh mì thông thường, rất nhiều bánh mì không chứa gluten có đường và chất làm đặc. Trên thực tế loại bánh mì này không lành mạnh hơn các loại bánh mì thông thường. Khi chọn bánh mì, hãy chọn loại có nhiều chất xơ như bột chua hoặc đậu nành và hạt lanh.
BÁNH NĂNG LƯỢNG
Những loại bánh năng lượng thường được phủ sữa chua bên ngoài. Ngoài việc khiến khách hàng ngon miệng, điều này cũng làm người tiêu dùng nghĩ rằng “sữa chua = sức khỏe”. Những lớp sữa chua phủ lên bánh thường được làm từ hỗn hợp đường, dầu thực vật, năng lượng sữa và chất nhũ hóa. Như bạn thấy, các thành phần này không hề tốt cho sức khỏe mà còn khiến bạn tăng cân. Bạn cũng có thể tự tạo ra các loại bánh năng lượng của mình. Thành phần rất đơn giản chỉ với yến mạch, các loại hạt và chuối để tạo thêm vị ngọt.
NƯỚC SỐT ĐÓNG HỘP
Các món rau xào thường được khuyên dùng khi bạn ăn chay. Khi ăn các món rau củ xào bạn sẽ hấp thu được nhiều protein, chất xơ và carb có lợi. Tuy nhiên, các nước sốt đóng hợp dùng để xào chung với thực phẩm sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng xuống, vì trong các loại nước sốt có nhiều đường, natri và các chất làm đặc hoặ chương vị. Bạn có thể thay thế bằng đậu nành, dầu mè, gừng tươi, tỏi, sả và ớt và sử dụng một ít rau hoặc nước để tăng độ sánh cho món ăn. Cách này giúp bạn cắt giảm đường và phụ gia, trong khi vẫn có được lợi ích cho sức khỏe các loại thảo mộc và gia vị tươi.