Khi nói đến hormone, bạn thường liên tưởng tới sinh sản, căng thẳng, hạnh phúc… Trên thực tế, hormone có nhiều chức năng hơn bạn nghĩ. Cơ thể dựa vào sự cân bằng hormone để duy trì nhiều chức năng và sức khỏe toàn diện. Nếu như đang quan tâm đến giảm cân, bạn nên biết nguyên nhân tăng cân từ 8 hormone này.
8 HORMONE ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN NẶNG CỦA BẠN
INSULIN – HORMONE PHÁ VỠ ĐƯỜNG TRONG MÁU
Insulin là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến tụy. Hormone này giúp mang glucose vào các tế bào để tiếp thêm năng lượng. Ngoài ra chúng còn giúp các tế bào mỡ lưu trữ chất béo và ngăn chặn chất béo được lưu trữ bị phá vỡ. Việc tiêu thụ quá nhiều carbohydrate tinh chế, rượu hoặc đồ uống ngọt nhân tạo có thể dẫn đến cơ thể phát triển đề kháng với insulin dẫn đến lượng đường trong máu và insulin sau đó đều tăng đáng kể, gây ra tăng cân và thậm chí là tiểu đường. Để giữ mức Insulin cân bằng, bạn nên hạn chế đường, tinh bột, bổ sung rau xanh.
CORTISOL – HORMONE CĂNG THẲNG
Đây là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Cortisol được giải phóng khi cơ thể bạn bị căng thẳng, lo lắng hoặc tức giận. Chúng chống lại căng thẳng bằng cách tăng lượng đường trong máu, ức chế hệ thống miễn dịch và đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate. Hệ thống thần kinh của bạn có thể biến việc ăn quá nhiều thành thói quen. Để giữ chế độ lành mạnh, bạn cần ngủ đủ giấc và giữ chế độ ăn uống cân bằng. Thực hành thư giãn như hít thở sâu, yoga và thiền sẽ có ích trong trường hợp này.
GHRELIN – HORMONE ĐÓI
Được sản xuất chủ yếu bởi dạ dày, ghrelin được biết đến như là hormone đói. Chúng kích thích sự thèm ăn và tăng chất béo dư thừa. Khi dạ dày của bạn trống rỗng, cơ thể sẽ giải phóng ghrelin “báo động” cho bạn biết đã tới giờ ăn. Thông thường, mức ghrelin đạt đến đỉnh điểm trước khi ăn và giảm mạnh khoảng một giờ sau khi bạn ăn tối. Tuy nhiên, đối với những người thừa cân và béo phì, ghrelin chỉ giảm nhẹ sau khi ăn một bữa ăn. Kết quả là bạn sẽ ăn nhiều thứ không cần thiết.
Mẹo cho bạn: hãy ăn protein trong mỗi bữa ăn – đặc biệt là bữa sáng – để có thể làm giảm mức ghrelin và duy trì cảm giác no.
LEPTIN – HORMONE GIẢI PHÓNG NĂNG LƯỢNG
Leptin được sản xuất bởi các tế bào mỡ của bạn. Chúng được biết đến như một loại hormone làm giảm sự thèm ăn. Công việc quan trọng nhất của leptin là giao tiếp với hệ thần kinh điều chỉnh sự thèm ăn và lượng thức ăn. Về cơ bản, leptin nói với bộ não của bạn rằng có đủ chất béo. Trên thực tế, việc chúng ta càng ăn nhiều đường sẽ sinh ra kháng leptin. Khi thông báo “ngừng ăn” không được phát đi, não của bạn nghĩ rằng cơ thể vẫn còn đói, vì vậy bạn lại tiếp tục tăng cân.
Để cải thiện độ kháng leptin, bạn có thể tránh hoặc hạn chế thực phẩm và đồ uống có đường. Ngoài ra, hãy uống nước nhiều và ngủ đủ giấc.
ESTROGEN – NỘI TIẾT TỐ SINH DỤC NỮ
Estrogen là hormone nội tiết tố nữ, được sản xuất bởi buồng trứng. Bất kỳ sự mất cân bằng về mức độ estrogen trong cơ thể có thể dẫn đến tăng cân. Nồng độ estrogen cao có thể cản trở sản xuất insulin và thúc đẩy kháng insulin. Nồng độ estrogen quá thấp khiến cơ thể tìm kiếm các nguồn khác để sản xuất estrogen. Kết quả là cơ thể tìm đến các tế bào mỡ. Do đó, khi nồng độ estrogen giảm, cơ thể bắt đầu chuyển đổi tất cả các nguồn năng lượng có sẵn thành chất béo, dẫn đến tăng cân.
Ăn thêm ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây giàu chất xơ được biết là làm giảm nồng độ estrogen. Ngoài ra, những thực phẩm lên men như dưa cải bắp và kim chi cũng có tác dụng có lợi đối với estrogen.
NEUROPEPTIDE Y – HORMONE CHO ĂN
Neuropeptide Y (NPY) là một loại hormone được sản xuất bởi các tế bào não và hệ thần kinh. Chúng là một mô phỏng mạnh mẽ của hành vi cho ăn. NPY kích thích sự thèm ăn, đặc biệt đối với carbohydrate. Mức độ NPY tăng cao trong thời gian căng thẳng dẫn đến ăn quá nhiều và tăng mỡ ở eo.
Hãy chắc chắn rằng bạn ăn đủ protein, bởi vì ăn quá ít protein đã được chứng minh là làm tăng mức NPY. Ăn nhiều chất xơ để vi khuẩn đường ruột có lợi được nuôi dưỡng tốt làm giảm NPY. Nếu bạn có kế hoạch giảm cân, bạn không nên thực hiện phương pháp nhịn ăn. Nhịn ăn có thể làm tăng đáng kể mức NPY làm phản tác dụng của việc giảm cân.
MELATONIN – HORMONE NGỦ
Bạn có thể tự hỏi làm thế nào một loại hormone điều chỉnh giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến việc giảm cân và tăng cân. Tuy nhiên, một thói quen thường xuyên của giấc ngủ đủ chất lượng cao có thể tạo ra sự khác biệt trong việc kiểm soát cân nặng và có thể giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tiểu đường và các rối loạn chuyển hóa khác.
Để cân bằng mức độ melatonin, hãy chắc chắn rằng phòng ngủ tối. Dành cho bản thân một giờ trước khi đi ngủ, tránh xa màn hình kỹ thuật số được chiếu sáng sẽ cho phép cơ thể bạn làm quen với bóng tối.
HORMONE TUYẾN GIÁP – HORMONE KIỂM SOÁT TRAO ĐỔI CHẤT
Tuyến giáp là một tuyến hình bướm ở phía trước cổ. Nơi đó tạo ra các hormone kiểm soát tốc độ trao đổi chất. Nồng độ hormone tuyến giáp thấp gọi là suy giáp, thường liên quan đến tăng cân, chủ yếu là do sự tích tụ nước trong cơ thể, làm cho một người trông đầy hơi. Ngược lại, nếu tuyến giáp sản xuất nhiều hormone hơn nhu cầu của cơ thể, bạn có thể giảm cân nhưng theo cách rất không lành mạnh.
Tuyến giáp của bạn cần i-ốt để hoạt động tốt. Bạn nên bổ sung thêm muối ăn i-ốt, cá và các sản phẩm từ sữa. Rau xanh và thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt cũng tốt cho tuyến giáp.